Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Phân biệt các vật phẩm phong thủy: Kỳ lân, Nghê và Tỳ hưu

03:12 - 30/03/2018

Vật phẩm phong thủy ngày càng sử dụng nhiều trong trang trí nội, ngoại thất nhà ở và văn phòng. Phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là các vật phẩm mang hình tượng tứ linh long, ly, qui, phượng, kỳ lân phong thủy, nghê, tỳ hưu, thiềm thừ…, trong đó người mua khó phân biệt nhất là kỳ lân với nghê và tỳ hưu phong thủy vì chúng có tạo hình sống động có đôi nét giống nhau. Trong bài viết này Ban Công xin đưa ra một số đặc điểm nhận dạng và cách phân biệt kỳ lân với nghê và tỳ hưu phong thủy để người dùng tham khảo.

4 vật phẩm phong thủy giúp hút tài lộc may mắn cho bàn làm việc

Sử dụng vật phẩm phong thủy đúng cách

Chiêu tài, rước lộc bằng vật phẩm phong thuỷ

1, Kỳ lân phong thủy

phan_biet_cac_vat_pham_phong_thuy_ky_lan

Kỳ lân phong thủy ngày nay được chế tác bằng rất nhiều chất liệu: kỳ lân đồng, kỳ lân tạc đá, kỳ lân ngọc, kỳ lân gỗ nhưng dù ở chất liệu nào kỳ lân vẫn được tạo hình dựa trên những đặc điểm sau: Đầu rồng đại diện cho trí tuệ, sức mạnh và quyền uy, sừng và thân giống hươu tượng trưng cho sự nhanh nhẹn, linh hoạt, thân có vẩy với lông đuôi dài lượng sóng, tạo hình kỳ lân biểu tượng cho người quân tử, chí nam nhi tung hoành giữa đất trời, thử thách nào cũng vượt qua.

2, Con Nghê

phan_biet_cac_vat_pham_phong_thuy_nghe

Nghê là linh vật phong thủy thuần Việt được người xưa tạo hình từ con chó thần. Chó là loài vật trung thành, luôn bảo vệ chủ nên từ xưa cha ông ta đã tạo tác chó đá đặt trước cửa nhà để xua đuổi tà ma, bảo vệ gia chủ khỏi những thứ xấu vô hình. Dần dần với sự sáng tạo của nghệ nhân dân gian chó đá thành con nghê với tạo hình đẹp hơn, sống động hơn, có thêm họa tiết thể hiện sức mạnh, sự uy nghi với tạo hình đầu giống sư tử, có bờm rất oai nghiêm, mình thon, dáng thanh, chân như chân chó, đuôi dài vắt ngược lên lưng.

3, Tỳ hưu phong thủy

phan_biet_cac_vat_pham_phong_thuy_ty_huu

Tỳ hưu là con của rồng với tạo hình sống động tập hợp những nét đẹp của linh vật khác: đầu giống rồng có sừng, thân giống sư tử có thêm cánh, tạo hình có phần hung giữ có công dụng xua đuổi tà ma. Tạo hình tỳ hưu bằng đồng rất đặc biệt với miệng rộng thích ăn vàng bạc, mông to nhưng lại không có hậu môn nên của cải không bị thất thoát nên tỳ hưu cùng với cóc đồng tài lộc có công dụng chiêu tài kim tiền, hút tài lộc.

4, Cách phân biệt kỳ lân với nghê và tỳ hưu phong thủy

Đặc điểm

Nghê

Tỳ hưu

Kỳ lân

Chủng loại

Là loài chó thần

Là 1 loài con của Rồng

Là linh vật đứng ngang hàng với Rồng trong bộ Tứ Linh

Nguồn gốc

Việt Nam

Trung Quốc

Trung Quốc

Tác dụng

Giữ nhà, bảo vệ chủ nhân, xua đuổi tà ma

Chiêu tài, hút lộc, giữ của

Hộ mệnh, xua đuổi tà ma

Sừng

Không có sừng

Có 1 hoặc 2 sừng nhọn

Có 2 sừng như sừng hươu

Bờm

Có bờm

Không có bờm

Có bờm dày 2 bên đầu

Cổ

Ngắn, đeo lục lạc

Ngắn

Dài

Chân

Chân chó

Chân như chân sư tử

Chân như chân ngựa, hươu

Thân mình

Không có vảy, dáng thanh

Có hoặc không có vẩy, thân ngắn, mông to

Có vẩy

Hình tượng trong phong thủy

Thường có dáng quỳ phủ phục trên 2 chân sau, nhe nanh dữ tợn, chân vờn cầu hoặc vờn Nghê con, đuôi dài vắt ngược lên lưng

Thường có dáng quỳ phủ phục trên 2 chân sau, nhe nanh dữ tợn, chân vờn cầu hoặc vờn Nghê con, đuôi dài vắt ngược lên lưng

Thường có dáng như đang phi, miệng ngậm cầu hoặc chân dẫm lên cầu

Cách bài trí

Đặt trước cửa nhà hoặc các công trình kiến trúc.

Thường bày một đôi.

Đặt trên bàn làm việc, trong két sắt, trên ban thờ thần tài … Đầu hướng ra cửa chính để thu hút tài lộc 4 phương cho gia chủ.

Thường bày một đôiThường bày một đôi

Đặt trong phòng khách, tọa trước cổng

Dùng trong các dịp khánh thành công trình

 

Thường đứng một mình

 Tổng hợp

Các bài viết liên quan

Về trang chủ