Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Phát triển nhà ở xã hội: Vẫn còn nhiều vướng mắc

01:22 - 06/03/2018

Là phân khúc có nhu cầu cao nhất của thị trường bất động sản, nhưng hiện nay vấn để phát triển nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều vướng mắc.

Đâu là giải pháp cho nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội: Cầu vượt xa cung

Điều kiện mua nhà ở xã hội phù hợp cho những gia đình nghèo nào?

Nguồn vốn: Không biết đợi đến bao giờ?

Nguồn vốn để phát triển nhà ở xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu

Ngày 26-4-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản gửi Chính phủ về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với phần vốn còn lại thì Chính phủ đồng ý bổ sung 2.000 tỉ đồng cho Ngân hàng (NH) Chính sách xã hội để dành một phần tiền trong đó nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến năm 2020.

Luật Nhà ở quy định rõ người mua, thuê mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư nhà ở xã hội đều thuộc đối tượng hưởng ưu đãi về tín dụng. Tuy nhiên đến thời điểm này, vẫn chưa hề có dư nợ tín dụng về nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc bố trí chậm ngân sách chi cho nhà ở xã hội khiến hạng mục nay chưa thể thực hiện được.  Với sự chậm trễ trong thực hiện chính sách như trên, người mua nhà trong thời gian qua đã phải trả lãi suất 9%-10%/năm.

Thêm vào đó, sau khi chấm dứt gói tín dụng ưu đãi 30 ngàn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nguồn vốn mới. Việc người mua nhà không thể tiếp cận được vốn lãi suất thấp, phải vay thương mại với lãi suất gấp đôi khiến khả năng tiếp cận nhà ở của nhiều người, đặc biệt những người có thu nhập thấp giảm đáng kể. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà nên bị hạn chế về lợi nhuận.

Quỹ đất ngày càng hạn hẹp

Số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội trong toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2011-2020 cần khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, TP.HCM khoảng 134.000 căn, Hà Nội khoảng 110.000 căn, số còn lại thuộc về các tỉnh, thành khác. Theo kết quả thực hiện của các địa phương, đến nay chỉ mới thực hiện được khoảng gần 30% kế hoạch đề ra.

Để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về nhà ở, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó có quy định chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất đã đầu tư hạ tầng (hoặc bằng quỹ nhà ở, hoặc tiền với giá trị tương đương) để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên quỹ đất sạch hiện đang khan hiếm đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Quỹ đất hạn hẹp, nhà ở xã hội hạn chế nguồn cung khiến cho phân khúc này càng thiếu trầm trọng không đáp ứng được nhu cầu mua nhà, nhất là đối tượng có thu nhập thấp khiến phân khúc này có nguy cơ tăng giá trong năm 2018. Nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng nhà ở xã hội, thời gian gần đây đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường quỹ đất sạch để phát triển phân khúc này trong thời gian tới.

Nhà ở xã hội ngày càng xa tầm với của nhiều người. Ảnh minh họa.

Tiến độ dự án không đảm bảo

Theo thống kê, một dự án nhà ở xã hội chỉ mất từ 3-6 tháng bán hết số căn hộ, trong khi nhà thương mại phải mất đến gần 2 năm. Việc triển khai chậm các dự án nhà ở xã hội khiến người dân mất cơ hội mua nhà. Vấn đề triển khai chậm các dự án, phần lớn nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư, xây dựng.

Mới đây, gần 700 khách hàng mua một dự án tại Hoài Đức, Hà Nội đã phản ánh tình trạng dự án chậm bàn giao nhà, khiến họ vừa phải nộp tiền nhà hàng tháng, vừa trả lãi vay ngân hàng, và vì chưa được nhận nhà nên họ gánh thêm tiền thuê nhà.

Một đại diện chủ đầu tư này thừa nhận dự án bắt đầu vào giai đoạn hoàn thiện thì hết vốn. Người này cũng cho rằng,  cơ chế cho vay ưu đãi để triển khai nhà ở xã hội nên linh hoạt để đảm bảo dòng tiền cho đến khi dự án hoàn tất, không nên đến nửa chừng lại dừng. Nếu không còn ngân sách để cho vay ưu đãi, cần có chính sách linh hoạt để chuyển đổi thành nhà ở thương mại cho chủ đầu tư đi vay ngân hàng theo lãi suất thương mại còn tiếp tục triển khai dự án. 

Nếu những vướng mắc trên không sớm được giải quyết, chúng ta thật khó mong chờ vào nguồn cung nhà ở xã hội sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tương lai gần.

Ban Công Café

 

 

Các bài viết liên quan

Về trang chủ