Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Thị trường bất động sản 2018 chịu tác động từ những chính sách nào?

08:16 - 02/03/2018

Theo HoREA năm 2018 cũng sẽ là năm mà thị trường bất động sản phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về quan hệ cung - cầu, tiếp cận quỹ đất đầu tư, thủ tục hành chính.

5 chính sách tốt nhất đối với bất động sản 2017

Sửa đổi chính sách thuế với doanh nghiệp địa ốc: Cần chọn mục tiêu trọng điểm!

Chính sách mới tác động đến bất động sản

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), dự báo thị trường bất động sản năm 2018 có thể vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng và phát triển ổn định. Các phân khúc thị trường và sản phẩm bất động sản sẽ có sự tái cơ cấu lại hợp lý hơn; những căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng sẽ giữ vai trò chủ đạo và dự báo giá bán nhà cũng sẽ không có biến động lớn. Các dự án “bất động sản xanh” sẽ là xu thế được lựa chọn.

Tuy nhiên, theo HoREA năm 2018 cũng sẽ là năm mà thị trường bất động sản phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về quan hệ cung - cầu, tiếp cận quỹ đất đầu tư, thủ tục hành chính. Nhưng trước hết là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ trương tiếp tục hạn chế dần nguồn tín dụng chảy vào bất động sản.

Năm 2018 dự báo thị trường bất động sản có thể vẫn tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định. Các phân khúc thị trường và sản phẩm bất động sản sẽ có sự tái cơ cấu lại hợp lý hơn

Điều này cũng sẽ là động lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các giải pháp phù hợp để vượt qua, vươn lên để phát triển bền vững, thích ứng với môi trường kinh doanh hoàn toàn mới.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đánh giá trong năm nay có nhiều chính sách, quy định mới đã và sẽ ban hành có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản.

Trong đó có Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - định hướng phát triển thị trường bất động sản du lịch trong năm 2018 cũng như trong trung hạn và dài hạn; Nghị quyết 42 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, tạo điều kiện để tái khởi động lại các dự án bất động sản là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu đang bị ngừng triển khai. Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TPHCM, với kỳ vọng đô thị này sẽ bứt phá về kinh tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản trên toàn vùng.

Ngoài ra, hàng loạt hành lang pháp lý sắp được ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung cũng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp minh bạch hóa và tháo gỡ vướng mắc cho các hoạt động của thị trường bất động sản. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế); và sẽ xem xét ban hành nhiều dự luật có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản như: Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân…

Đáng chú ý, Nghị quyết 01 ngày 01/01/2018 của Chính phủ đã định hướng theo dõi sát diễn biến thị trường để có giải pháp thúc đẩy bất động sản phát triển ổn định, bền vững, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế…

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, nhất là các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các mô hình kiến trúc, vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu…

Đề xuất sớm thực hiện chứng khoán hóa bất động sản

Ảnh minh họa

Đánh giá từ thực tế thị trường khi dòng vốn vào thị trường bất động sản liên tục gặp áp lực “co hẹp”, HoREA cho rằng doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc hạn chế tín dụng vào bất động sản dự kiến áp dụng từ đầu năm 2019 theo lộ trình của Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận; doanh thu; chuẩn bị được quỹ đất, dự án đầu tư phát triển; chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án; tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp...

Đồng thời phải đảm bảo chất lượng công trình, gìn giữ chữ tín, quan tâm hậu mãi…để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của người mua nhà theo quy định.

Hiệp hội khuyến nghị các doanh nghiệp cần quan tâm phân khúc thị trường nhà ở vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ), có giá bán vừa túi tiền (khoảng trên dưới 01 tỷ đồng/căn) đang là phân khúc chủ đạo của thị trường, có tính thanh khoản cao và bền vững…

HoREA cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cũng nên tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực, xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện gọi vốn trên thị trường chứng khoán và định hướng trở thành công ty đại chúng, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Những doanh nghiệp đã hội đủ điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu dự án, phát hành cổ phiếu, niêm yết chứng khoán ở nước ngoài.

Về lâu dài, để hình thành các tập đoàn bất động sản lớn thì bài toán liên doanh, liên kết và sáp nhập cũng nên được tính tới. Các doanh nghiệp lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín và năng lực tài chính để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Cũng theo HoREA các doanh nghiệp cùng nghiên cứu để sớm đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện chứng khoán hóa bất động sản.

(Theo Vietnamnet)

Các bài viết liên quan

Về trang chủ