Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Thị trường bất động sản chịu tác động thế nào khi tín dụng bị siết chặt?

10:33 - 15/03/2018

Tín dụng cho vay đầu tư bất động sản bị siết chặt, thị trường này đã chịu những ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là trong vấn đề doanh nghiệp tự đi tìm nguồn vốn cho mình.

Siết tín dụng liệu có ngăn chặn được "bong bóng bất động sản?"

Siết chặt tín dụng bất động sản: Cơ hội thanh lọc thị trường

Vai trò của tín dụng với thị trường bất động sản

Thị trường tài chính tiền tệ với thị trường bất động sản (BĐS) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thị trường tài chính, tiền tệ là nguồn cung vốn cho hoạt động đầu tư bất động sản, những biến động của thị trường tài chính, tiền tệ, sẽ có những tác động mạnh tới thị trường này. Trái lại, khi thị trường bất động sản suy giảm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hệ thống ngân hàng.

Tín dụng và thị trường bất động sản có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ảnh minh họa.

Theo một kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng với thị trường bất động sản Việt Nam thì giữa tín dụng ngân hàng và thị trường BĐS Việt Nam có mối quan hệ hai chiều. Cụ thể, tín dụng bất động sản sẽ làm thay đổi cung, cầu bất động sản, khi tín dụng bất động sản tăng trưởng cũng sẽ làm gia tăng giá cả thị trường. Mặt khác, khi thị trường bất động sản xuất hiện những yếu tố như nợ xấu, tính thanh khoản kém… sẽ hạn chế nguồn tín dụng đổ vào lĩnh vực này.

Việc nâng cao hiệu quả điều tiết vốn vay đầu tư BĐS của các ngân hàng, chính là yếu tố cần thiết để thị trường BĐS phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn. Đồng thời thị trường bất động sản có sự phát triển hiệu quả sẽ huy động được nguồn tài chính cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Chính vì mối quan hệ mật thiết giữa tín dụng và thị trường bất động sản nên khi có trường hợp thị trường vốn bị thắt chặt, hay nới lỏng quá mức thì thị trường bất động sản cũng khó phát huy được năng lực, có thể rơi vào trạng thái bất ổn như “đóng băng” hoặc “bong bóng”.

Siết tín dụng, doanh nghiệp bất động sản gặp khó

Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 quy định các ngân hàng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ giảm từ 60% xuống 40%, hệ số rủi ro tín dụng kinh doanh bất động sản (BĐS) cũng được điều chỉnh tăng từ 150% lên 250%.

Theo chuyên gia tài chính - đầu tư Đinh Thế Hiển, việc điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là hợp lý về mặt vĩ mô khi tín dụng BĐS tăng mạnh, góp phần tăng tỷ lệ tín dụng trung dài hạn, ngân hàng thương mại dần trở thành ngân hàng đầu tư khi cho vay trung dài.

Mặc dù vậy, thông tư 36 cũng sẽ có tác động đến nhà đầu tư, không dám đầu cơ dẫn đến thị trường giảm nguồn cầu, lượng hàng tồn kho tăng đối mặt với nguy cơ tăng giá, những người có thu nhập thấp, tầng lớp bình dân càng gặp hạn chế hơn trong việc mua nhà.

Các doanh nghiệp cần chủ động tìm nguồn vốn cho mình sau khi tín dụng bị siết chặt.
Ảnh: Internet

Cũng có ý kiến cho rằng, Thông tư 36 sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, cũng như thị trường BĐS và tổ chức, cá nhân tham gia vào thi trường này. Ông Vũ Quang Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, việc thắt chặt tín dụng bất động sản cần có lộ trình, đối tượng, thời gian rõ ràng, nên cân đối giữa tỷ lệ cho vay và tỷ lệ rủi ro ở mức hợp lý bởi thị trường vừa trải qua giai đoạn khó khăn và đang trong quá trình hồi phục.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục tăng trưởng trong giới hạn an toàn. Tổng dư nợ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2017 đạt 450.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 6% tổng dư nợ nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cho vay bất động sản khoảng 8,5%. Điều đó cho  thấy thị trường bất động sản đang được quản lý - vận hành đúng hướng, an toàn, chưa có dấu hiệu “bong bóng bất động sản”.

Hiện, hạn mức cho vay của ngân hàng cho bất động sản được kiểm soát chặt, cân đối và thẩm định hồ sơ cho vay bất động sản khá an toàn, các doanh nghiệp hiện nay rất khó vay được ngân hàng nếu chưa đủ thủ tục pháp lý.  Vì thế, các doanh nghiệp trong ngành phải chủ động tìm đến các nguồn vốn như kiều hối, vốn FDI, từ hoạt động M&A, thậm chí là nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân.

HoREA cũng khuyến nghị các doanh nghiệp bất động sản cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chuẩn bị được quỹ đất, chú trọng chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch, đảm bảo lợi ích khách hàng... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới.

Ban Công Café

 

 

 

Các bài viết liên quan

Về trang chủ