Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Thiết kế cầu thang phù hợp với nhà ống nhỏ hẹp

11:21 - 13/10/2017

Với diện tích nhỏ hẹp như nhà ống, thiết kế nhiều tầng, khoảng không dưới gầm cầu thang có thể tận dụng để làm điểm nhấn cho ngôi nhà hoặc kệ lưu trữ. Hãy cùng tìm hiểu cách bài trí sau nhé!

Những điều kiêng kỵ trong thiết kế cầu thang

Những sai lầm cần tránh khi thiết kế cầu thang trong nhà

Thiết kế tạo điểm nhấn cho nhà ống

Chọn vật liệu và giải pháp thiết kế

Thiết kế cầu thang cho nhà hẹp, người thiết kế thường tính đến 3 phương án an toàn, thẩm mỹ, và tiết kiệm không gian. Những mẫu cầu thang có kiểu dáng gọn nhẹ luôn là sự ưu tiên hàng đầu.

Những thiết kế cầu thang thông thường trong kiến trúc nhà ở hiện nay là sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc bằng gạch. Tuy nhiên, với những căn nhà phố mặt bằng chỉ 35 - 40m2 thì diện tích dành cho cầu thang và lưu thông như trên là quá lớn, sẽ chiếm hết những không gian cần thiết cho phòng khách, bếp, phòng ngủ hay nơi sinh hoạt chung.

Để xử lý vấn đề đó, thì giải pháp cầu thang nhẹ trở thành xu hướng thiết kế mới, thỏa mãn được mọi yêu cầu như công năng sử dụng, thông thoáng, tiết kiệm chi phí.

 

Vị trí cầu thang trong nhà phố

So với cách bố trí cầu thang phía cuối nhà thì xu hướng thiết kế hiện nay chọn không gian giữa nhà để đặt cầu thang, nhằm ngăn chia phòng khách và phòng ăn của nội thất nhà phố.

Bên cạnh việc chọn vị trí, vật liệu và kiểu dáng cầu thang phù hợp với nội thất nhà phố, thì nhiều nhà thiết kế còn tận dụng các góc chết ở góc cầu thang để thiết kế thêm không gian sinh hoạt mới cho gia đình, hoặc tạo khoảng xanh, hồ cá vừa thêm nguồn thở mới, vừa tạo phong thủy tốt cho ngôi nhà.

 

 

Để tận dụng không gian sử dụng, gầm cầu thang bạn có thể làm nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi…

Xác định kích thước cầu thang

Khi thiết kế cầu thang, điều đầu tiên là các bạn phải đo khoảng cách từ sàn hoàn thiện tầng dưới đến sàn hoàn thiện tầng trên. Kích thước đo sai sẽ dẫn đến thiết kế cầu thang không chính xác. Khi đã có kích thước chiều cao cầu thang, bạn phải tính xem sẽ có bao nhiêu bậc thang để đạt được chiều cao này, đồng nghĩa với việc bạn phải xác định mỗi bậc thang cao bao nhiêu là vừa để đảm bảo vừa an toàn vừa tiết kiệm.

Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thông thường, mỗi bậc thang có chiều cao là 15cm, chiều rộng bậc là 30cm. Tuy nhiên, với diện tích nhà hẹp bạn nên thiết kế chiều cao bậc từ 17-19cm, chiều rộng bậc 24-27cm. Ở một số trường hợp “bất khả kháng” bạn cũng có thể tăng chiều cao bậc lên một chút nhưng nhớ là đừng bao giờ vượt quá 22cm. Bây giờ bạn chỉ còn cần xác định chiều rộng vế thang. Chiều rộng trung bình cho cầu thang nhà ở vào khoảng 80-120cm. Để tiết kiệm diện tích bạn có thể thu hẹp một chút so với kích thước trên nhưng cũng không nên nhỏ hơn 60cm.

Đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi… để tận dụng hết khoảng không gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động.

 

(Theo baomoi)

Các bài viết liên quan

Về trang chủ