Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (18/12 - 22/12)

03:00 - 22/12/2017

Còn hơn 1 tuần nữa là bước sang năm 2018, thị trường bất động sản tiếp tục sôi động trong những ngày cuối năm, và dưới đây là những tin tức nổi bật của thị trường trong tuần qua.

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (27/11 - 01/12)

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (04/12 - 08/12)

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (11/12 - 15/12)

1. Quảng Ninh: Giá đất Vân Đồn tăng chóng mặt từng ngày

Cảng Cái Rồng, một trong những điểm nóng sốt giá đất tại Vân Đồn. Ảnh: Internet

Đại diện chính quyền Vân Đồn cho biết, tháng 10/2017, đã có hơn 350 trường hợp làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giá ít nhất tăng gấp đôi so với hồi tháng 5. Tuy nhiên, giá đất tăng đột biến trong thời gian ngắn theo các chuyên gia một phần do "cò đất" thổi giá.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp phát triển dự án ở Vân Đồn, ông Nhữ Ánh Dương - Tổng giám đốc Công ty đầu tư Vương Long - chủ đầu tư dự án Khu trung tâm thị trấn Cái Rồng cho biết, giá đất Vân Đồn hiện đang tăng trưởng quá nóng, tuy nhiên việc tăng giá từng ngày chỉ xảy ra ở một số khu vực cục bộ.
“Việc tăng giá mạnh mẽ xảy ra ở một số khu vực đất chưa có sổ, không rõ pháp lý, hoặc đất nông lâm nghiệp... còn đất nằm trong khu đô thị , pháp lý đầy đủ quy hoạch rõ ràng thì chưa xuất hiện tình trạng trên".

Đọc thêm

2. Bất động sản TP.HCM 2018: Khu Đông tiếp tục sôi động

Hạ tầng ngày càng hoàn thiện, bất động sản khu Đông tiếp tục sôi động

Theo nhận định của bà Dương Thùy Dung - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu của CBRE Việt Nam, trong năm 2017, khu Đông vẫn giữ "thế thượng phong" như nhiều năm trước đây về cả nguồn cung và mức thanh khoản.

"Đặc biệt, chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, khu Đông đã hình thành một mạng lưới hạ tầng giao thông khá lớn, hiện đại và kết nối đồng bộ. Song song đó, khu đô thị Thủ Thiêm được xem là trung tâm kinh tế mới của TP.HCM cũng là một trong những đòn bẩy quan trọng cho thị trường địa ốc toàn bộ khu Đông", bà Dung nói thêm.

Theo đó, ngoài tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã đưa vào sử dụng, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đi qua địa phận quận 2, 9 và Thủ Đức đang triển khai thực hiện, như Vành đai 2, Vành đai 3, Monorail Thủ Thiêm - Sân bay quốc tế Long Thành…

Đọc thêm

3. Đồ án quy hoạch ga Hà Nội: Sẽ không xây cao ốc 70 tầng ở khu vực ga?

Ga Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội về đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, trong đó bác đề xuất xây nhà 70 tầng khu vực này

Cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết, các quy hoạch phân khu do Hà Nội lập tại khu vực ga Hà Nội chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở xác định chiều cao và số lượng công trình cao tầng.

Theo Bộ Xây dựng, nội dung đồ án quy hoạch phân khu ga Hà Nội đề xuất cải tạo và xây dựng mới trong phạm vi hơn 98 ha, trong đó xây dựng mới một số công trình cao tầng (từ 40 - 70 tầng, chiều cao tới 200m) sẽ có tác động lớn về giao thông và không gian kiến trúc - cảnh quan đô thị đối với khu vực ga nói riêng và khu nội đô lịch sử Hà Nội nói chung. Bộ Xây dựng cho biết điều này chưa phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011.

Bộ Xây dựng cũng yêu cầu Hà Nội nghiên cứu, dự báo và tính toán kỹ về dân số, để đảm bảo không gây ra tình trạng quá tải về cơ sơ hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông. Bởi hiện tại, dân số khu vực này khoảng 40.200 người, nhưng theo đề xuất quy hoạch thì sẽ tăng lên khoảng 44.000 người.

Đọc thêm

4. Để nhà ở xã hội phát triển cần tạo lập quỹ lâu dài

Cần có nguồn vốn lâu dài cho cả doanh nghiệp và mua nhà để phát triển nhà ở xã hội.
Ảnh minh họa

Nguồn vốn vay ưu đãi hiện nay vẫn đang tắc, khiến cả doanh nghiệp và người có nhu cầu mua nhà không tiếp cận được. Chưa kể, thủ tục để vay các nguồn vốn vay ưu đãi khá rườm rà, thời gian thẩm định kéo dài, khiến nhiều doanh nghiệp và người mua nhà nản lòng.

Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp phải dừng triển khai dự án nhà ở xã hội do thiếu vốn vay ưu đãi. Các chủ đầu tư đang chờ gói tín dụng ưu đãi mới sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hết sứ mệnh.

TS. Phạm Thái Sơn, Phó chủ nhiệm Đề án “Phát triển thị trường bất động sản TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” của UBND TP.HCM cho rằng, lý do khiến doanh nghiệp không ”mặn mà” với nhà ở xã hội dù có nhiều ưu đãi là vì thủ tục hành chính liên quan đến thiết lập dự án và xây dựng tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Quy định dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng nhà thương mại (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là giải pháp nhằm gia tăng quỹ nhà ở xã hội, đem lại lợi ích cho Nhà nước và người thu nhập thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ đầu tư chưa tuân thủ quy định này.

Đọc thêm

Ban Công Café (TH)

 

Các bài viết liên quan

Về trang chủ