Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Hạn chế người nước ngoài sở hữu tại Việt Nam: Bất lợi cho thị trường bất động sản?

08:14 - 13/03/2018

Không nên hạn chế sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản vì đây là nhân tố tạo thêm vốn, tăng sự cạnh tranh cũng như chuẩn mực thiết kế xây dựng.

Vướng thủ tục pháp lý, người nước ngoài ngại mua nhà tại Việt Nam?

Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chịu những loại thuế nào?

Người nước ngoài được mua tối đa 30% nhà tại đặc khu kinh tế

Đây là đề xuất được GS.TS Richard Peiser - Đại học Harvard đưa ra tại diễn đàn “Phát huy vai trò doanh nghiệp bất động sản triển khai thực hiện đề án phát triển thị trường bất động sản TP.HCM” do Sở Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổ chức mới đây.

GS.TS Richard Peiser cho biết, đất, tài chính và quy định là ba yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong một thị trường bất động sản năng động cạnh tranh.

Đơn cử trong lĩnh vực tài chính, GS.TS Richard Peiser cho hay, điều quan trọng đầu tiên để thị trường bất động sản hoạt động tích cực lâu dài đó là thị trường cho vay cầm cố phải được quy hoạch, minh bạch. Nếu phát triển thị trường bất động sản mà phụ thuộc vào số lượng người mua có thể trả tiền mặt thì cản trở rất lớn tới sự linh động của thị trường này.

Nói về vai trò quản lý của khu vực nhà nước, GS.TS Richard Peiser cho rằng, việc phê duyệt và cấp phép dự án càng lâu thì càng giảm tính cạnh tranh, đội giá bán, ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch.

Mặt khác, không nên hạn chế sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản vì đây là nhân tố tạo thêm vốn, tăng sự cạnh tranh cũng như chuẩn mực thiết kế xây dựng. Ngoài ra, cần tính toán thuế bất động sản để duy trì nền tài chính công, tái đầu tư, thực hiện các dịch vụ công.

Số lượng người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam còn ít so với nhu cầu thực

Cuối cùng, chuyên gia từ Đại học Harvard nêu những điều cần tránh khi phát triển thị trường bất động sản.

Thứ nhất, không nên kiểm soát giá thuê nhà bởi việc này trong ngắn hạn có thể đạt được mục tiêu nhưng trong dài hạn sẽ triệt tiêu mong muốn xây nhà mới của chủ đầu tư, nó cũng đẩy giá thuê vì không xây mới thì số lượng nhà cho thuê có hạn và nhu cầu tăng lên thì giá càng cao hơn nữa.

Thứ hai, tránh việc tạo ra quá nhiều cung trên thị trường bất động sản. Như chúng ta biết thị trường bất động sản là thị trường có tính chu kỳ không thể nào né tránh được có lúc bùng nổ và có lúc đổ vỡ, vấn đề là chúng ta kiểm soát nó như thế nào.

Thứ ba, thị trường bất động sản luôn có chu kỳ, khi bùng nổ khi đổ vỡ nên cơ quan quản lý nhà nước phải giữ vai trò chủ động điều tiết và giám sát.

Phía doanh nghiệp cần loại bỏ tư duy “có tiền là xây” để tránh dư thừa nguồn cung thay vào đó nhà đầu tư bất động sản hãy quan sát trên thị trường, khi nguồn cung quá nhiều thì không nên tiếp tục đầu tư.

“Nhà bất động sản khôn ngoan là người không xây trên đỉnh chu kỳ mà bung ra dưới đáy của chu kỳ đó” - GS.TS Richard Peiser cho biết.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA khuyến nghị, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ dự án, đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết và phấn đấu trở thành là nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.

Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước cần hợp tác, liên doanh, sáp nhập để hình thành các tập đoàn bất động sản trong nước có năng lực mạnh, đồng thời lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín và năng lực tài chính.

(Theo Enternews)

Các bài viết liên quan

Về trang chủ