Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Quy hoạch vùng tại TP.HCM: Kiến nghị bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp vùng

06:07 - 30/01/2018

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp vùng chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ và phù hợp với quy hoạch vùng,

"Vùng TP.HCM" sẽ gồm TP.HCM và 7 tỉnh lân cận

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030

Để tránh trường hợp như hiện nay, chỉ có quy hoạch cấp vùng của một bộ chuyên ngành nhưng lại bao trùm lên quy hoạch cấp vùng của các bộ chuyên ngành khác.

Qua nghiên cứu Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017 và sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019, HoREA cho biết, khái niệm vùng đã được xác định tại khoản 6 Điều 3: Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận gắn với một số lưu vực sông hoặc có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử, dân cư, kết cấu hạ tầng và có mối quan hệ tương tác tạo nên sự liên kết bền vững với nhau.

Khái niệm quy hoạch vùng cũng đã được xác định tại khoản 7 Điều 3: Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp vùng chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ và phù hợp với quy hoạch vùng

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhất trí với Tổng cục Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chọn giải pháp bổ sung quy định về quy hoạch sử dụng đất cấp vùng trong đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013, để bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa quy định của Luật Đất đai và Luật Quy hoạch 2017 và các luật khác có liên quan. Đồng thời, giúp định hướng được quy hoạch của từng vùng đảm bảo được tính liên kết thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý, sử dụng đất cấp quốc gia đến quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Tuy nhiên, cũng theo HoREA, khi thực hiện chế định quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất cấp vùng thì có một số vấn đề cần được giải quyết.

Theo đó, HoREA cho rằng, hiện nay, không có cơ quan hành chính cấp vùng nên sẽ khó khăn trong công tác lập quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và công tác tổ chức thực hiện cũng như các quy hoạch chuyên ngành cấp vùng khác.

“Nếu không có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ thì có thể sẽ không hiệu quả, gây lãng phí và tốn kém ngân sách nhà nước”, HoREA cho biết.

Bên cạnh đó, HoREA cho rằng, việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp vùng chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ và phù hợp với quy hoạch vùng, để tránh trường hợp như hiện nay, chỉ có quy hoạch cấp vùng của một bộ chuyên ngành nhưng lại bao trùm lên quy hoạch cấp vùng của các bộ chuyên ngành khác.

Như vậy, trong quy hoạch vùng sẽ bao hàm nhiều lớp quy hoạch cấp vùng chuyên ngành như: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch giao thông vùng, quy hoạch công nghiệp vùng...

 

(Theo Reatimes)

Các bài viết liên quan

Về trang chủ