Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (13/11-17/11)

03:00 - 17/11/2017

Tuần qua, Diễn đàn bất động sản thường niên lần thứ I đã diễn ra đã đề cập, bàn luận nhiều vấn đề của thị trường bất động sản hiện nay. Bên cạnh đó, còn có nhiều tin tức bất động sản nổi bật khác.

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (06/11 - 10/11)

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (30/10-03/11)

1. Hà Nội: Cải tạo chung cư cũ còn gặp nhiều trở ngại

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội còn gặp nhiều hạn chế. Ảnh: Interet

Về vấn đề cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội, ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, có đến 18 doanh nghiệp đăng ký cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội có thể kể đến như như: Việt Hưng, Vingroup, Ecopark, HUD, Vinaconex…. Theo ông Dũng, việc có nhà đầu tư thôi chưa đủ, mà còn tồn tại nhiều vấn đề để làm thế nào cải tạo được chung cư một cách hiệu quả.

Ông Dũng phân tích, một trong những nguyên nhân gây khó khăn lớn nhất đến việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội chính là việc vướng phải một số quy định khống chế về chiều cao và quy mô dân số. Theo đó, khi cải tạo chung cư cũ, Nhà nước thì không có tiền, nếu huy động nguồn lực doanh nghiệp thì bị khống chế về mật độ dân số. Nhà đầu tư sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính để có thể cải tạo chung cư.

Theo quy định hiện hành, việc cải tạo yêu cầu phải giữ quy mô dân số hiện hành. Thậm chí, khu vực trung tâm Hà Nội còn được yêu cầu giảm dân số từ 1,2 triệu người xuống 0,8 triệu người. Ông Dũng chia sẻ cơ chế, chính sách đang gây khó cho việc cải tạo chung cư cũ. ở là khó đặc biệt. Ông ví chung cư cũ như “đặc sản cực kỳ khó khăn, ăn không ngon của Hà Nội”.

Đọc thêm

2.Bất động sản đầu năm 2018, liệu có xảy ra tình trạng "bong bóng"?

Ảnh minh họa

Thị trường bất động sản, sau giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng, đã phục hồi và đi vào chu kỳ tăng trưởng trở lại kể từ cuối năm 2013 cho đến nay. Năm 2015, thị trường đã đạt mức tăng trưởng rất cao, nhưng từ năm 2016 đã bắt đầu có dấu hiệu "chững lại", và xu thế này vẫn tiếp tục diễn ra trong 10 tháng đầu năm 2017.

Thống kê của HoREA cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2017, dư nợ cho vay bất động sản trên địa bàn TP.HCM thường chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ, cao hơn mức dư nợ này của cả nước 6,5%. Riêng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở cho hơn 10.000 cá nhân, hộ gia đình đạt khoảng 4.740 tỷ đồng, góp phần cải thiện nhà ở cho các đối tượng này.

Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), HoREA cho biết, 10 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút được 28,24 tỷ USD, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước (10 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 17,6 tỷ USD), là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Riêng TP.HCM đã thu hút được 5,03 tỷ USD nguồn vốn FDI, đứng đầu cả nước, tăng gấp 2 lần so với 10 tháng đầu năm 2016, trong đó, lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng 32,9%, đứng thứ 2. Lượng kiều hối về TP.HCM trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 3,3 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, có khoảng 22% lượng kiều hối được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

 Đọc thêm

3.Mỹ rút khỏi TPP, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tích cực

Bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tích cực sau khi Mỹ rút khỏi TPP. Ảnh: Internet

Theo quan sát của Savills, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tốt, dù trước đó, TPP gần như đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Bởi bên cạnh TPP, những thảo luận liên quan đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực – RCEP, bao gồm Trung Quốc, cũng như cương vị thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng kích thích sự đầu tư liên tục, thậm chí trong bối cảnh không có TPP. 

Ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành, Savills Việt Nam cho rằng: “Chúng ta đã chứng kiến hoạt động thương mại với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thường đồng hành cùng FDI, chú trọng rót đầu tư vào những lát cắt quan trọng của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng và bất động sản.

Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có sự quan tâm lớn đối với thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại, hỗ trợ bởi tăng trưởng GDP cao, hệ thống tài chinh tiền tệ tương đối ổn định, nhân khẩu trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng như sự phát triển mau chóng của thị trường tiêu dùng nội địa nhờ vào sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu – nhanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào”.

Đọc thêm

4. TP.HCM: Nên đấu thầu công khai đất vàng

Tại TP.HCM, tỷ trọng vốn đầu tư xã hội trong GRDP tăng dần qua các năm (năm 2015 đạt mức 28,5%, năm 2016 lên đến 35%), là nguồn lực rất lớn bổ sung cho nguồn vốn ngân sách còn rất hạn hẹp (tỷ lệ Thành phố được giữ lại từ nguồn thu ngân sách trên địa bàn bị giảm dần, đến nay chỉ còn 18%), đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Bên cạnh mặt tích cực, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận thấy, việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư các khu đất vàng, hoặc theo hình thức PPP (BT, BOT) khá phổ biến trong thời gian qua đã bộc lộ những mặt hạn chế.

Lý do, nguồn vốn chủ sở hữu của nhiều nhà thầu, nhà đầu tư thường chỉ có khoảng 10%, còn lại khoảng 90% vốn đầu tư xây lắp là vốn vay ngân hàng, nên tiềm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình và có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, lợi ích xã hội, trong lúc thiếu cơ chế phản biện, giám sát, thẩm định khách quan của bên thứ ba.

Đọc thêm

Ban Công Café (TH)

 

 

Các bài viết liên quan

Về trang chủ