Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (16/10 - 20/10)

03:00 - 20/10/2017

Cần đấu thầu công khai khi TP.HCM đổi 16 khu đất lấy cầu Thủ Thiêm 4, những đổi thay của thị trường bất động sản sau 30 năm thu hút vốn FDI...là hai trong số những thông tin bất động sản nổi bật trong tuần này.

1. TP.HCM đổi 16 khu đất xây cầu Thủ Thiêm 4: Cần đấu thầu công khai!

Khu vực xây cầu Thủ Thiêm 4

UBND TP.HCM cho rằng, việc đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 là rất cần thiết và cấp bách để giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua phía các quận 7, quận 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè; giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô và tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động của các bến cảng trên địa bàn quận 4, quận 7.

Do tính cần thiết, cấp bách triển khai dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông và Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận một số nội dung.

Theo đó, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức PPP (theo hợp đồng BT) và cho phép UBND TP.HCM được quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư là liên danh gồm một nhóm các công ty xây dựng - bất động sản - phát triển hạ tầng thực hiện dự án, theo thẩm quyền được quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

 Đọc thêm

2.Những đổi thay của thị trường bất động sản sau 30 năm thu hút vốn FDI

Thị trường bất động sản có nhiều biến đổi sau 30 năm thu hút vốn FDI

Trên thực tế cũng không phải lúc nào các nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia vào bất động sản. Thời kỳ thị trường suy thoái có rất ít nhà đầu tư tham gia vào các dự án. Nhưng hiện nay là thời kỳ thị trường đang phát triển tương đối khá mà nhu cầu về văn phòng cho thuê ở các thị trường lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhu cầu về nhà ở trong các phân khúc đều rất tốt cho nên không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà gần đây các doanh nghiệp như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan là bốn ông lớn đều tham gia vào thị trường.

Ngoài việc mua lại các dự án bất động sản đang gặp khó khăn về vốn thì họ còn tham gia tích cực vào việc góp cổ phần vào các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Cũng có nhiều ý kiến đánh giá hình thức này tích cực hơn là việc doanh nghiệp ngoại chỉ mua lại dự án từ doanh nghiệp Việt.

Ví dụ như một số doanh nghiệp Nhật họ tham gia vào các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam thì họ sẽ truyền lại cho doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm cho đến marketing thị trường cho đến đưa ra những chính sách hấp dẫn với người tiêu dùng, liên kết với ngân hàng,… Những việc này rõ ràng có lợi cho việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp Việt. Đó là những tiến bộ trong năm 2016 – 2017.

Đọc thêm

3. Những dự án vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội

Ảnh minh họa

58 dự án vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội sẽ bị phạt tiền, tạm đình chỉ và đình chỉ , theo công bố của cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội.

Theo cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội, trong thời gian qua, đơn vị này đã phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, làm việc hướng dẫn các giải pháp và chủ đầu tư đã cam kết thực hiện.

Tính đến thời điểm hiện nay có 21/79 công trình chủ đầu tư đã khắc phục xong và được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên, vẫn còn 58/79 công trình chưa thực hiện xong.

Đọc thêm

4. Nên chăng việc xã hội hóa cải tạo, xây mới chung cư cũ?

Sau 20 năm thực hiện nhiều dự án chỉnh trang, thay đổi thành công diện mạo đô thị, TP.HCM đang tiếp tục triển khai chương trình nâng cấp, xây dựng lại chung cư cũ có liên quan đến 35.000 hộ gia đình.

Theo đó, từ nay đến năm 2020 sẽ có tối thiểu 50% trên tổng số 474 chung cư cũ xây dựng từ trước năm 1975 được nâng cấp, chỉnh trang trở lại. Đáng chú ý, trong số này đang có khoảng 50 chung cư hiện trong tình trạng hư hỏng nặng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Tuy nhiên, tổng nguồn vốn đầu tư cho "Chương trình chỉnh trang tái phát triển đô thị" này rất lớn, lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Vì vậy, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), trong lúc nguồn lực ngân sách của thành phố có hạn thì chương trình này rất cần sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư có liên quan. 

Đọc thêm

Ban Công Cafe (TH)

 

 

 

 

Các bài viết liên quan

Về trang chủ