Logo hỗ trợ Trợ giúp

trợ giúp nhanh

Đăng tin

Bài viết hay?

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (25/09 – 29/09)

03:00 - 29/09/2017

Đồ án quy hoạch ga Hà Nội là một trong những tin tức nổi bật nhất trong tuần. Bên cạnh đó đề xuất nộp thuế khi chuyển nhượng bất động sản, quy định căn hộ thương mại có diện tích tối thiểu 45m2 tại TP.HCM cũng thu hút sự quan tâm.

Tin liên quan:

 Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần (18/09 - 22/09)

1. Chuyển nhượng bất động sản phải nộp thuế: Thiệt hại thuộc về người mua nhà

Người mua nhà sẽ bị thiệt nếu đề xuất chuyển nhượng nhà phải nộp thuế được thông qua

Bộ Tài chính đã có đề xuất bỏ quy định “chuyển quyền sử dụng đất không chịu VAT” sang mức thuế suất thông thường 10%. Tuy nhiên, nếu đề xuất này được thông qua, người mua nhà sẽ bị thiệt.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) từng lên tiếng khẳng định tại khoản 6 Điều 5 Luật thuế VAT hiện hành quy định: “Chuyển quyền sử dụng đất” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là hoàn toàn đúng cả về mặt pháp luật (để không xảy ra tình trạng thuế chồng thuế), phù hợp với tình hình thực tiễn, và có lý có tình. Nay, dự thảo Luật dự kiến áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến tình trạng "thuế chồng thuế", làm tăng giá bán nhà mà người mua phải gánh thêm.

Ông Nguyễn Mạnh Hà – Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị cơ quan quản lý cần hết sức cẩn thận khi ban hành một chính sách mới.

Ông Hà đưa ra dẫn chứng năm 2009, nhà nước có chính sách coi bất động sản không phải là ngành sản xuất và giảm các khoản vay vốn, ngay lập tức khiến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực này gặp khó khăn và kéo theo nợ xấu, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải phá sản, hệ luỵ là ảnh hưởng tới ngành xây dựng, lao động, vật liệu xây dựng. Mãi đến năm 2013 khi Chính phủ đưa ra những chính sách để phù hợp và nâng đỡ thị trường thì bất động sản mới bắt đầu phục hồi và hướng tới phát triển như hiện nay.

Đọc thêm

2. “Quy hoạch ga Hà Nội, cần hài hòa trong tổng thể”

Đồ án quy hoạch ga Hà Nội gây nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: Internet

Theo TS. Trương Vĩnh Khang (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), phát triển là tất yếu, nhưng không có nghĩa là làm ồ ạt, không đồng bộ, không thống nhất với tổng thể phát triển của thủ đô.

“Việc đầu tiên ở quy hoạch này là cần tính đến khả năng mật độ dân cư quá đông đúc sẽ làm vô hiệu quá tính chất của một công trình hạ tầng giao thông quan trọng và việc dựng lên những tòa nhà quá cao sẽ phá vỡ cảnh quan tổng thể khu vực nội đô. Tôi có đến Nhật Bản, người ta cũng rất nhiều ga cổ nhưng họ để lại kiến trúc đẹp, tôn tạo nó và gần quanh đấy là có ga vệ tinh.

Mặt khác, đây là một công trình văn hóa, nên tính đến việc biến nó thành điểm du lịch. Đến biệt thự cũ do người Pháp xây dựng còn được đưa vào diện bảo tồn, huống gì là một ga tàu có kiến trúc đặc thù và thân thuộc với bao thế hệ người thủ đô”.

Đọc thêm

3. Cần chấm dứt tâm lý "cố thủ" đất vàng nội đô

Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính từng nhắc tới hiện tượng các Bộ ngành nhận trụ sở mới nhưng không trả lại trụ sở cũ và gọi đó là tâm lý "cố thủ". Theo Bộ Tài chính, tâm lý trên đang tồn tại ở các bộ, ngành, địa phương và một số đơn vị.

Đại diện Bộ Tài chính khẳng định, nhà, đất là những tài sản có giá trị lớn, cần được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Bởi vậy định hướng việc xử lý, sắp xếp nhà, đất trong thời gian tới theo cơ quan này cần thông qua cơ chế sắp xếp nhà, đất để khắc phục tình trạng sử dụng sai quy định, lãng phí nguồn tài sản công của Nhà nước.

Theo dự thảo nghị định mới đây, kể từ ngày 1/1/2018, trước khi quyết định giao, thu hồi đất thuộc trụ sở làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, thu hồi đất phải có văn bản gửi Bộ Tài chính (đối với trụ sở của cơ quan trung ương) và Sở Tài chính (với trụ sở cơ quan nhà nước thuộc địa phương) để lấy ý kiến.

Nội dung lấy ý kiến phải xác định rõ lý do giao, thu hồi; diện tích dự kiến giao, thu hồi; phương án bố trí quỹ đất để di dời trụ sở trong trường hợp thu hồi kèm theo việc xin giao đất…

Đọc thêm

4. TP.HCM đề xuất căn hộ thương mại tối thiểu 45 m², vì sao?

Căn hộ thương mại tại TP.HCM phải có diện tích tối thiểu là 45m2. Ảnh: Thanh Niên

Ngay sau khi UBND TP.HCM đề xuất diện tích tối thiểu đối với căn hộ nhà ở thương mại là 45 m2, Hiệp hội BĐS TP.HCM đã có văn bản kiến nghị cho phép nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu 25 m2. Song kiến nghị này của Hiệp hội rất khó được chấp nhận bởi tốc độ đô thị hóa quá nhanh, gia tăng dân số cơ học, quá tải hạ tầng - xã hội, phá vỡ quy hoạch tại TP.HCM đang là vấn đề đang hiện hữu chứ không còn là nguy cơ nữa.

Trong 3 năm tới TP.HCM còn phải “gánh” gần 10.000 căn hộ officetel với diện tích dưới 45 m2 đã và đang được xây dựng tại các dự án nhà ở thương mại kết hợp văn phòng.

TP.HCM hiện cũng đang rà soát mức độ ảnh hưởng của các dự án chung cư cao tầng nên các dự án trong nội đô trước khi được Sở Xây dựng cấp phép phải qua Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Giao thông vận tải đánh giá tác động về giao thông.

Đọc thêm

 Ban Công Café (TH)

 

Các bài viết liên quan

Về trang chủ